Hiện nay, việc học tiếng Anh trẻ em đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Hầu hết họ đều ý thức được tầm quan trọng của việc dạy tiếng Anh cho trẻ, nên cố gắng trang bị cho con em mình những vốn tiếng Anh trẻ em tại Đà Nẵng cơ bản và tốt nhất.

Tuy nhiên, nhiều mẹ vì quá mong muốn con có thể sử dụng tiếng Anh như gió mà đã có những cách nghĩ sai lầm trong việc cho con tiếp xúc với ngôn ngỡ mới này. Ở lứa tuổi này, trẻ thích chơi hơn học và thường mất tập trung. Các phương pháp dạy có thể phản tác dụng nếu không phù hợp với đặc điểm tâm lý của từng trẻ.

Tiếng Anh cho bé tại Đà Nẵng

1. Cho trẻ học tiếng Anh trẻ em quá muộn

Nhiều cha mẹ ái ngại việc cho con học tiếng Anh trẻ em sớm vì cho rằng học song ngữ sẽ làm trẻ lẫn lộn và gặp khó khăn trong việc phân biệt chúng.

Thực tế thì không phải vậy. Nếu cha mẹ cho trẻ học tiếng Anh trẻ em quá muộn sẽ làm hạn chế khả năng phát âm, tiếp thu ngôn ngữ mới và từ vựng của trẻ, càng gây khó khăn cho việc sử dụng ngoại ngữ của trẻ sau này.

2. Bắt ép trẻ học quá nhiều

Nhiều bố mẹ mong muốn con mình có thể nói tiếng Anh thành thạo trong thời gian ngắn nên ép trẻ đi học trong lượng thời gian lớn. Với tâm lý thích chơi hơn học, khi bị ép buộc nhồi nhét quá nhiều thứ mình không thích, trẻ dễ cảm thấy áp lực, gây tác dụng ngược là ghét tiếng Anh.

Việc học ngôn ngữ thứ hai với đứa trẻ còn chưa sõi tiếng mẹ đẻ là điều không dễ. Hơn nữa, hứng thú là điều quyết định đến khả năng tiếp thu của bất kỳ một người học nào.

Vì vậy, trẻ chỉ nên được học tiếng Anh ở một vài nơi trẻ thực sự muốn, được hướng dẫn học theo sở thích và dành thời gian cho những hoạt động khác để phát triển cân bằng, hài hòa.

Đó cũng là lý do các trung tâm tiếng Anh hiện nay hầu hết đều thiết kế các chương trình chơi mà học, cộng thêm các hoạt động ngoại khóa để cuốn hút trẻ.

3. Cho trẻ học tiếng Anh trẻ em không thường xuyên

Trẻ muốn học tốt ngoại ngữ cần được luyện tập thường xuyên, ở trong môi trường tiếp xúc nhiều với tiếng Anh.

Cho nên, cha mẹ cần tránh việc ép con học một thời gian, ví dụ trong hè, rồi cả năm lại không động gì đến tiếng Anh.

Kiến thức sẽ nhanh chóng rơi rụng và trẻ cũng không hình thành được kỹ năng phản xạ, tư duy của ngoại ngữ.

4. Phương pháp dạy cứng nhắc

Cha mẹ không nên cứng nhắc cho rằng học là phải ngồi vào bàn cùng với sách vở. Hãy để trẻ tiếp xúc với thứ ngôn ngữ mới này qua nhiều phương tiện khác.

Đặc điểm lứa tuổi này là thích nói về bản thân, gia đình, thích những cuốn sách nhiều tranh vẽ, màu sắc, thích làm thủ công, vẽ, thích nghe hát và hát để gây chú ý của mọi người, thích ăn quà, vui chơi và được nghe đọc sách truyện.

Cho nên, bố mẹ nên tận dụng điều này để giúp trẻ học tiếng Anh vui vẻ và thoải mái hơn nhé!

5. Học tiếng Anh theo cách nhàm chán

Thay vì bắt trẻ ngồi học theo cách thông thường như học từ mới, làm bài tập, bố mẹ có thể tạo môi trường hấp dẫn cho trẻ như xem phim hoạt hình, nghe bài hát tiếng Anh có tiết tấu chậm, lời dễ hiểu.

Trẻ cũng có thể được phép chơi game với những trò có sử dụng tiếng Anh nhẹ nhàng, lành mạnh để bổ trợ cho việc học. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra tính tích cực của game đối với vốn tiếng Anh của trẻ.

Sự tương tác về hình ảnh, âm thanh chắc chắn giúp việc ghi nhớ sinh động và ấn tượng hơn. Bố mẹ nên chơi cùng con để kiểm soát được sự phù hợp của trò chơi, tăng cơ hội trò chuyện cùng con và hỗ trợ việc học.

Ngoài ra, một nguyên tắc hiệu quả trong việc học tiếng Anh có thể áp dụng cho mọi đối tượng là tăng cơ hội luyện tập ngôn ngữ này trong mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm.

Ví dụ, để giúp con học tiếng Anh tốt, bố mẹ có thể khuyến khích con sử dụng tiếng Anh khi ăn, đi chơi, nói chuyện; vẽ hình mình họa các từ mới được học hay dùng hình ảnh sẵn có dán quanh nhà, lên các đồ vật.

Khi trẻ sử dụng thành thạo những từ này, bố mẹ nên thay bằng từ khác, tránh nhàm chán và giúp trẻ tập trung tốt hơn.

Điều quan trọng là bố mẹ hãy để trẻ cảm thấy thoải mái với việc sử dụng dần tiếng Anh trong cuộc sống, khuyến khích trẻ chứ không tạo áp lực, không cáu gắt khi trẻ chưa nhớ hay dùng từ sai.

Việc học được nhiều từ trong thời gian ngắn không quan trọng bằng việc luôn tạo cảm hứng cho trẻ khám phá ngôn ngữ này.

6. Phát âm chưa chuẩn

Nếu cha mẹ phát âm chưa chuẩn, trẻ cũng sẽ học sai, nói sai - rất khó sửa và có ảnh hưởng không tốt tới trẻ sau này. Vì vậy, nên cho trẻ có cơ hội tiếp xúc với nguồn Tiếng Anh chuẩn, mua những bộ đĩa học tiếng Anh cho trẻ tại nhà.

Qua đó, trẻ sẽ học được cách phát âm chính xác, tránh được lỗi phát âm “bừa” mà nhiều phụ huynh hay mắc.

7. Vốn từ vựng xa vời

Nhiều cha mẹ muốn con học tiếng Anh thật giỏi nên bắt đầu với những từ ngữ khó, thậm chí mang tính chuyên ngành. Điều đó làm cho trẻ không hiểu nên nhanh chán và học không hiệu quả.

Vì vậy, khi dạy con tiếng Anh, cha mẹ nên chọn những từ đơn giản, gắn với sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Cách này sẽ giúp trẻ ghi nhớ rất nhanh và làm giàu vốn từ tiếng Anh của trẻ.

8. Quá chú trọng sửa lỗi sai

Sợ sai là điều tối kỵ trong giao tiếp và đặc biệt là trong việc học một ngôn ngữ mới. Nếu bạn cứ tập trung vào lỗi sai của con, trẻ sẽ không tự tin khi nói chuyện bằng tiếng Anh, dần dần hình thành tâm lý sợ học ngoại ngữ.

9. Không luyện kỹ năng nói

Thực tế cho thấy kỹ năng nói dễ học và bắt chước nhất trong học ngoại ngữ. Tuy nhiên, chúng ta lại luôn coi trọng ngữ pháp và việc nói làm sao cho khỏi sai để không bị cười, kết quả là ấp úng không dám giao tiếp.

Vì vậy, để tránh cho con điểm yếu này, cha mẹ nên tích cực khuyến khích con nói, rèn cho con phát âm chuẩn ngay từ nhỏ. Nếu con nói sai ngữ pháp, cha mẹ cũng đừng quá gay gắt, hãy nhẹ nhàng sửa cho trẻ dần dần.

10. Thiếu kiên nhẫn

Cha mẹ cho con đi học tiếng Anh thì thường rất sốt ruột muốn biết hôm nay con đã biết được từ gì, nói được câu gì, vô hình chung tạo ra sức ép, áp lực khiến trẻ mất đi hứng thú.

Trẻ em có thể mất một thời gian dài để tiếp nhận một ngôn ngữ trước khi sử dụng nó để nói và viết. Ép trẻ phải nói hay viết một ngôn ngữ nào đó không phải là một cách tốt vì có thể gây áp lực và căng thẳng cho trẻ.

Vì vậy, cha mẹ nên kiên nhẫn giúp đỡ trẻ để trẻ có thể học tiếng Anh một cách hiệu quả nhất nhé!

Nguồn: https://linkhay.com/link/2053459/10-sai-lam-khi-cho-con-hoc-tieng-anh-tre-em-tai-da-nang

Retour à l'accueil